VC FUTURES
  • 1 Ng. 18 P. Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NGÀY 23/05/2025

TỔNG HỢP TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý
Đàm phán thương mại Việt – Mỹ (vòng 2) diễn ra tích cực, thiện chí từ hai phía.

Đàm phán thuế quan Nhật – Mỹ dự kiến tổ chức vào ngày 24/5 tới.

Chuyên gia kinh tế nhận định: Kinh tế Đức đang bước vào giai đoạn suy yếu rõ nét.

Ngân hàng Thế giới (WB): Cải cách thể chế và tăng trưởng xanh là bệ phóng giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao.

TP. HCM: Dự kiến cấp sổ hồng cho hơn 71.000 căn hộ, nền đất.

Đề xuất đầu tư mở rộng cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP.

Đồng Nai: Đặt mục tiêu thu hút 6 tỷ USD vốn đầu tư công trong năm, nằm trong Top 10 cả nước.

Bitcoin lập đỉnh mới: Vượt mốc 111.000 USD.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại phiên 22/5 với sắc đỏ quay lại khi VN-Index mất gần 10 điểm, bất chấp nỗ lực hồi phục trong phiên chiều. Dòng tiền tuy được cải thiện về quy mô, nhưng lại phân hóa mạnh và thiếu tính lan tỏa – cho thấy tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên thận trọng hơn sau nhịp tăng nóng.

Diễn biến phiên chiều hôm qua cho thấy những trụ đỡ chính của thị trường như VIC, VHM, VPL đã không còn giữ được vai trò hỗ trợ như những phiên trước. VIC đảo chiều giảm 1,1%, VPL mất hơn 6% và trở thành cổ phiếu kéo lùi mạnh nhất chỉ số. Ngay cả VHM – từng tăng hơn 5% trong phiên – cũng chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn +1,2% cuối ngày.

Trong khi đó, dòng tiền lại có dấu hiệu “luồn lách” sang các nhóm cổ phiếu midcap có câu chuyện riêng như GEX, VIX, EIB, HVN. Đặc biệt, VIX và EIB từng có thời điểm tăng sát trần với thanh khoản bùng nổ – VIX dẫn đầu sàn với hơn 105 triệu đơn vị, còn EIB cũng khớp 36 triệu đơn vị và tăng 4,2%.

Danh sách cổ phiếu giảm mạnh hôm qua cho thấy nhiều mã midcap, penny đã chịu lực bán mạnh sau nhịp tăng nóng trước đó: KSB, GEG, GMD, DRH, QCG, TCO… đều giảm từ 3–5% với thanh khoản cao. Đây là dấu hiệu dòng tiền đang rút ra khỏi những vị thế rủi ro cao, quay về trạng thái phòng thủ.

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital (BCR, BGE) cũng biến động mạnh: BCR giảm gần 9% dù có thanh khoản cao nhất UPCoM, trong khi BGE lại tăng trần. Sự phân hóa này phản ánh tâm lý đầu cơ ngắn hạn hiện không đồng thuận – yếu tố cần đặc biệt lưu ý trong phiên hôm nay.
KHUYẾN NGHỊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường đã vượt 1.300 điểm nhưng lại gặp phải áp lực chốt lời, dẫn tới đà suy giảm mạnh. Hiện tại xu hướng giảm điểm sẽ còn tiếp diễn. Nhà đầu tư cân nhắc chốt lời để bảo vệ thành quả của mình. Với xu hướng hiện tại, các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản đang là ưu tiên hàng đầu.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Thị trường ngô
Giá hợp đồng ngô tương lai tại Chicago tiếp tục đi lên trong phiên vừa qua, bất chấp áp lực từ đồng USD mạnh và thị trường năng lượng yếu. Sự hỗ trợ đến từ giao dịch kỹ thuật cùng với lo ngại về mưa lớn làm chậm tiến độ gieo trồng tại Trung Tây Mỹ.

Ngô CBOT tháng 7 (CN25) nhích 2 cent, lên 4,63 USD/giạ, đánh dấu phiên tăng giá thứ tư liên tục.
Mặc dù mưa có thể làm giảm diện tích trồng trọt, nhưng giới phân tích cho rằng thời tiết ẩm cũng hỗ trợ tốt cho các khu vực đã gieo.

Theo USDA, xuất khẩu ròng ngô vụ cũ tuần qua đạt 1.190.800 tấn, còn vụ mới là 218.400 tấn, cả hai đều giảm so với tuần trước nhưng phù hợp kỳ vọng. Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế cũng nâng dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2025/26 lên 1,277 tỷ tấn, tăng 3 triệu tấn so với lần ước tính trước.

Thị trường đậu tương
Thị trường đậu tương ghi nhận diễn biến trái chiều giữa các sản phẩm phái sinh. Trong khi hạt đậu và bột đậu tăng do lực mua kỹ thuật và thời tiết gieo trồng bất ổn, dầu đậu nành lại giảm mạnh vì lo ngại liên quan đến chính sách thuế tại Mỹ.

Đậu tương CBOT tháng 7 (SN25) tăng 4,75 cent, đạt 10,6705 USD/giạ. Bột đậu nành tháng 7 (SMN25) cộng thêm 4,40 USD, lên 298,50 USD/tấn ngắn. Ngược lại, dầu đậu nành (BON25) mất 0,72 cent, còn 49,11 cent/pound – phản ứng tiêu cực trước đề xuất sửa đổi về tín dụng thuế cho nhiên liệu sinh học từ Hạ viện Mỹ.

USDA báo cáo Mỹ đã xuất khẩu ròng 307.900 tấn đậu tương vụ cũ trong tuần qua – gần mức đỉnh của các dự báo, nhưng đơn hàng vụ mới chỉ đạt 15.000 tấn, thấp hơn kỳ vọng.

Ngoài ra, thông tin từ Brazil cho biết nước này đã khởi động giai đoạn giám sát cúm gia cầm kéo dài 28 ngày tại các trang trại gà, nhằm xác nhận sạch bệnh sau ổ dịch đầu tiên – yếu tố có thể tác động đến triển vọng xuất khẩu và tiêu thụ đậu tương toàn cầu.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Hợp đồng tương lai đậu tương đang trong xu hướng đi ngang. Với vận động hiện tại, giá có thể đảo chiều khi chạm mức 1070. Trường hợp giá phá qua vùng kháng cự, xu hướng tăng sẽ được xác nhận.

Hợp đồng tương lai ngô đang gặp phải áp lực điều chỉnh tại vùng cản 464. Tuy nhiên, lực điều chỉnh không quá lớn và cho thấy xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Giá sẽ có phản ứng tại các vùng hỗ trợ 454 và 444.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Phòng phân tích – Công ty cổ phần VC Futures. Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VC Futures.

Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VC Futures không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán. Thông tin trình bày trong báo cáo dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố song VC Futures không chịu trách nhiệm hay bảo đảm nào về tính chính xác, tính đầy đủ, tính kịp thời của những thông tin này cho bất kỳ mục đích cụ thể nào.

Leave A Comment

Bài viết khác

Xem thêm các bài viết khác

Contact Me on Zalo