
TỔNG HỢP TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý | |||||||||||
Dow Jones mất hơn 900 điểm khi Trump công kích Chủ tịch Fed. Trump gọi Chủ tịch Fed là “kẻ thua cuộc”, thúc ép hạ lãi suất ngay lập tức. Dầu giảm hơn 2% khi có tiến triển trong đàm phán Mỹ – Iran. Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt ngưỡng 3,400 USD/oz. Trung Quốc cảnh báo trả đũa các quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi cô lập Bắc Kinh của Mỹ. Nhận lệnh Thủ tướng, loạt công trình trọng điểm Cao tốc Vân Phong – Nha Trang, Nhà ga T3… được các công ty xây dựng thi công “thần tốc” vượt tiến độ. Kiều hối ‘đổ’ về TP. HCM cao gấp gần 2 lần lượng vốn FDI trong 3 tháng đầu năm. TP. HCM đề xuất tạm ứng sát 3,4 tỷ USD kết nối sân bay Long Thành: Hòa Phát, THACO, Vingroup nhận phần việc. Không ngại Thủ tướng ủy quyền, Bộ GTVT tiếp tục đề án làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup. |
DIỄN BIẾN TRONG PHIÊN | ||||||||||||
Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch thận trọng khi tiếp tục điều chỉnh. Chỉ số VN-Index kết phiên 22/4 giảm 9,94 điểm, tương ứng 0,82%, lùi về mốc 1.197,13 điểm. Thanh khoản thị trường bất ngờ tăng vọt với hơn 1,7 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch kỷ lục 34.118 tỷ đồng, cho thấy dòng tiền vẫn ở lại nhưng mang đậm dấu ấn của sự thận trọng và toan tính trong từng nhịp mua – bán. Rổ VN30 cũng không ngoại lệ khi mất thêm 3,91 điểm, tương ứng 0,30%, đóng cửa tại 1.290,38 điểm sau phiên giao dịch đầy giằng co. Điểm sáng hiếm hoi trong phiên đến từ nhóm cổ phiếu trụ cột như VHM, HVN, MWG và VCB. VHM ghi dấu ấn với mức tăng 2.500 đồng, tương đương 4,55%, đóng góp tới 2,58 điểm vào chỉ số chính. HVN tiếp tục giữ nhịp khi tăng 4,59%, theo sau là MWG tăng 3,06% và FRT bứt phá gần 6%, mang lại sức sống cho nhóm bán lẻ vốn đang chịu nhiều áp lực điều chỉnh. VCB – cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn cũng tăng nhẹ 0,52%, hỗ trợ VN-Index với mức đóng góp 0,61 điểm, qua đó cho thấy lực cầu vẫn hiện diện tại những mã có nền tảng cơ bản tốt. Tuy nhiên, nỗ lực của nhóm trụ tích cực không đủ để cứu thị trường khỏi xu hướng điều chỉnh khi áp lực bán vẫn chiếm thế thượng phong ở nhiều mã vốn hóa lớn. VIC tiếp tục dẫn đầu chiều giảm điểm khi mất 4,07%, kéo tụt VN-Index tới 2,21 điểm. GVR cũng lao dốc 5,91%, trong khi TCB, BCM và BSR đồng loạt giảm từ 2% đến gần 6%, tạo ra sức nặng đáng kể lên chỉ số chung. Không chỉ sàn HOSE chịu áp lực điều chỉnh, HNX-Index giảm mạnh 3,76 điểm, tương ứng 1,78%, về mức 207,71 điểm, trong khi UPCoM-Index cũng mất thêm 1,23 điểm (tương đương 1,35%) xuống còn 89,67 điểm. Nhóm cổ phiếu dầu khí là một trong những điểm nóng tiêu cực khi chỉ số ngành mất tới 3,38%. Các mã chủ lực như BSR, PLX, PVD và TOS đồng loạt giảm sâu từ 4% đến gần 7%. Ngành hóa chất cũng không tránh khỏi làn sóng điều chỉnh khi giảm mạnh 3,3%, với hàng loạt mã như AAA, DPM, DPR, CSV và PHR lao dốc trên 4%, thậm chí một số như HRC và PHR rơi gần 7%. Cùng chung cảnh ngộ, nhóm tài nguyên cơ bản tiếp tục suy yếu khi chỉ số ngành mất 1,45%, trong đó HSG, KSB, MSR và MTA giảm từ 5% đến hơn 9%, gây sức ép lớn lên chỉ số chung. Xây dựng – vật liệu cũng ghi nhận phiên điều chỉnh mạnh khi chỉ số ngành giảm 1,92%, với hàng loạt mã vốn hóa vừa và nhỏ như CTR, DNP, DPG hay LGC giảm sâu từ 4% đến 6%. Dù vẫn có một vài điểm sáng như CTX tăng gần 10% hay DCF tăng tới 14%, nhưng tổng thể toàn ngành vẫn chịu áp lực lớn từ diễn biến tiêu cực của thị trường bất động sản. Nhóm ngân hàng điều chỉnh khi chỉ số ngành giảm 0,29%. Dù một số cổ phiếu như VCB, LPB và SSB giữ được sắc xanh nhẹ, nhưng phần lớn các mã như TCB, PGB, NVB, VAB hay NAB đều đồng loạt giảm trên 2%. Ngành bất động sản tiếp tục chuỗi ngày u ám khi mất thêm 1,11%, trong đó VIC giảm 4,07%, PDR mất 6,71% và hàng loạt mã như DIG, KDH, SIP hay SCR chìm sâu từ 4% đến gần 7%, kéo theo tâm lý tiêu cực lan rộng. Trái ngược với sắc đỏ phủ rộng, nhóm bán lẻ và du lịch – giải trí lại là điểm sáng hiếm hoi trong phiên khi lần lượt tăng 2,63% và 2,1%. FRT tiếp tục bứt phá 5,83%, MWG tăng 3,06%, còn HVN và BSG cũng tăng mạnh hơn 4%, trở thành điểm tựa tâm lý quan trọng trong một phiên đầy biến động. Một số cổ phiếu đơn lẻ khác như VHM trong ngành bất động sản cũng gây bất ngờ khi tăng 4,55%, trong khi VFS, TIN và TVS tăng từ 2% đến 5% nhờ những kỳ vọng riêng về kết quả kinh doanh quý I. |
KHUYẾN NGHỊ THỊ TRƯỜNG | ||||||||||||
Thị trường chứng khoán đã xuất hiện tín hiệu bất thường trong phiên giao dịch 22/04. Với biến động hiện tại, tôi thấy rằng thị trường đang có những dấu hiệu phân phối. Nhà đầu tư nên cầm tiền mặt, hạn chế mua mới các cổ phiếu trong phiên tiếp theo. |

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA | |||||||||||
Thị trường ngô Giá ngô kỳ hạn trên CBOT ghi nhận sự điều chỉnh trong phiên do các nhà đầu tư chốt lời sau nhiều phiên tăng liên tiếp. Hợp đồng ngô giao tháng 7 (CN25) giảm 1,05 cent còn 4,9025 USD/giạ. Tuy nhiên, triển vọng ngắn hạn vẫn được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và tiến độ gieo trồng chậm tại vành đai ngô Mỹ do mưa lớn. USDA dự kiến sẽ công bố báo cáo cập nhật tiến độ trồng trọt vào thứ Hai tới, trong khi Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế đã điều chỉnh tăng dự báo sản lượng ngô toàn cầu. Doanh số xuất khẩu ngô Mỹ trong tuần đạt 1,6 triệu tấn cho niên vụ 2024-25, phù hợp với dự báo của các chuyên gia. Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng chịu ảnh hưởng từ việc điều chỉnh vị thế trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài. Thị trường đậu tương Giá đậu tương giao tháng 5 (SK25) tại CBOT giảm 2,25 cent, xuống còn 10,3605 USD/giạ. Đây là kết quả của hoạt động chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh, dù thị trường vẫn theo dõi sát thông tin về khả năng nối lại đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Giá bột đậu tương giao tháng 5 (SMK25) cũng giảm 1,1 USD, chốt ở mức 295,6 USD/tấn ngắn. Trái lại, dầu đậu tương tháng 5 (BOK25) tăng 0,39 cent lên 47,87 cent/pound. Tâm lý lạc quan từ thông tin rằng Trung Quốc có thể cởi mở hơn với các cuộc đàm phán thương mại đã giảm dần, khi nhà đầu tư vẫn cảnh giác trước các động thái từ Bắc Kinh và Washington. Ngoài ra, thời tiết ẩm ướt tại Trung Tây cũng ảnh hưởng đến tiến độ gieo hạt, khiến thị trường thận trọng hơn. USDA ghi nhận doanh số xuất khẩu đậu tương đạt 554.800 tấn cho niên vụ 2024-25, bao gồm 72.791 tấn bán cho Trung Quốc – khách hàng lớn nhất của Mỹ. |
CƠ HỘI GIAO DỊCH | |||||||||||
Hợp đồng tương lai đậu tương đang có dấu hiệu tạo đỉnh. Xung lực tăng đã suy yếu rõ rệt và vùng hiện tại số lượng cây nến đỏ đang chiếm ưu thế. Với xu hướng hiện tại, nhà đầu tư có thể canh SELL. +Giá SELL: 1050 +Target: 1030 +SL: 1055 |

Hợp đồng tương lai ngô đang có dấu hiệu tạo đỉnh. Xung lực tăng đã suy yếu rõ rệt và vùng hiện tại số lượng cây nến đỏ đang chiếm ưu thế. Với xu hướng hiện tại, nhà đầu tư có thể canh SELL.
+Giá SELL: 484
+Target: 477
+SL: 487

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM | |||||||||||
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Phòng phân tích – Công ty cổ phần VC Futures. Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VC Futures. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VC Futures không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán. Thông tin trình bày trong báo cáo dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố song VC Futures không chịu trách nhiệm hay bảo đảm nào về tính chính xác, tính đầy đủ, tính kịp thời của những thông tin này cho bất kỳ mục đích cụ thể nào. |