VC FUTURES
  • 1 Ng. 18 P. Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
overtrading và cách hạn chế

Overtrading Và Cách Hạn Chế Trong Giao Dịch Hàng Hoá Phái Sinh

Overtrading là một hiện tượng tâm lý thường gặp trong giao dịch hàng hoá phái sinh khi nhà đầu tư dành quá nhiều thời gian và tài sản vào việc đầu tư nhưng không có kết quả hoặc thua lỗ, gồng lỗ. Vậy nên các nhà đầu tư cần biết và tránh mắc phải hiện tượng này khi tham gia đầu tư hàng hoá phái sinh.

overtrading là gì

Overtrading là gì?

Overtrading hay còn gọi là giao dịch quá mức, thể hiện khi nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn mức cần thiết, vượt qua khỏi các quy tắc và gây tổn hại tài nguyên cho chính nhà đầu tư. Số giao dịch vượt quá trong một khoảng thời gian, gây lỗ trong một thời gian ngắn.

Khi bắt đầu giao dịch, nhà đầu tư cần có các quy tắc cá nhân về mức độ rủi ro, số giao dịch phù hợp và cần tuân theo quy tắc này, không nên vượt quá và tiếp tục giao dịch khi đã đến giới hạn đặt ra.

Nếu nhà đầu tư giao dịch quá mức, lợi nhuận lúc này sẽ bị bào mòn thông qua việc tốn phí cho các khoản chi phí giao dịch, trong khi xác suất giao dịch thành công thấp hơn. Ngoài ra, tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cũng gặp nguy hiểm hoặc cảnh báo rủi ro.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Overtrading

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng overtrading là do tâm lý nóng vội của nhà đầu tư muốn tăng tần suất giao dịch để không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào nhưng hiệu quả lại không như kỳ vọng.

Nỗi sợ hãi

Những tình trạng thua lỗ đầu tiên có thể khiến nhà đầu tư tiến hành giao dịch nhiều hơn để tạo ra lợi nhuận nhằm muốn bù lỗ.

Sự phấn khích

Hưng phấn, kích thích nhanh chóng muốn đạt được vị thế trên thị trường khiến nhà đầu tư bỏ qua phân tích kỹ lưỡng và kế hoạch giao dịch cụ thể để tiến hành giao dịch nhanh và nhiều hơn.

Sự tham lam

Gia tăng lợi nhuận luôn là điều các nhà đầu tư hướng đến nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư ra sức giao dịch vượt kế hoạch hoặc bất chấp giao dịch nhiều trong thời gian ngắn. Hầu hết các nhà đầu tư đều sợ thua lỗ hoặc muốn nhiều lợi nhuận hơn và không muốn chịu rủi ro.

các loại overtrading

Các loại Overtrading nhà đầu tư cần chú ý nhận biết

Sự giao dịch tuỳ ý (Discretionary Overtrading)

Trường hợp này nhà đầu tư dùng kích thước vị thể và đòn bẩy một cách tuỳ ý nhưng lại không thiết lập các quy tắc để giảm thiểu rủi ro. Trong thực hiện giao dịch, sự linh hoạt có thể tạo ra lợi nhuận nhưng nếu giao dịch không có kế hoạch cụ thể và các công cụ ngăn chặn rủi ro thì tỉ lệ thất bại sẽ rất cao

Thực hiện quá mức các giao dịch kỹ thuật (Technical Overtrading)

Trường hợp này thường xảy ra với các nhà đầu tư mới, khi họ thường chỉ sử dụng một số chỉ báo kỹ thuật như đường MA, Price Action và các công cụ hỗ trợ có tính quyết định. Tuy nhiên các chỉ báo chỉ là thông tin tham khảo chứ không phải xác suất chính xác 100%. Do đó, ngoài các chỉ báo, nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch phù hợp, kết hợp các chỉ báo kĩ thuật và các kiến thức liên quan khác.

Mua bất chấp (Shotgun Overtrading)

Trường hợp này nhà đầu tư sẽ mua mọi thứ mà họ cho rằng có thể mang lại lợi ích, dù là các vị thế nhỏ cũng được mở cùng lúc mà không có kế hoạch cụ thể. Các nhà đầu tư khi rơi vào trường hợp overtrading này có thể mở 10 cặp vị thế với nhiều giá trị khác nhau do nghe nhiều lời bàn tán nhưng chỉ dẫn đến bào mòn chi phí và bị thua lỗ.

nhận biết overtrading

Làm thế nào để nhận biết Overtrading

Thường xuyên giao dịch mà không có hiệu quả

Hãy xem xét lại lượng giao dịch hàng ngày của bạn và theo dõi tỉ lệ thua lỗ. Nếu tỉ lệ thua lỗ đến 80% thì kết quả này cho thấy bạn đang giao dịch không hiệu quả, cần dừng lại và tìm nguyên nhân. Dừng lại việc cố gắng bù lỗ, xem xét lại kế hoạch giao dịch để phát hiện những tính hiệu tốt xấu.

Không hiểu rõ giao dịch đang thực hiện

Nhà đầu tư cố gắng thực hiện giao dịch mà không biết lý do mua, lý do bán, khi nào chốt lời hay cắt lỗ. Khi nhà đầu tư đang giao dịch mặt hàng A nhưng lại chuyển sang hàng hoá B chỉ vì không thấy lợi nhuận chính là biểu hiện của Overtrading.

Không có kế hoạch giao dịch

Nếu nhà đầu tư không thực hiện các giao dịch, hoặc thực hiện quá nhiều không theo một kế hoạch và mục tiêu giao dịch cụ thể thì cũng sẽ dễ rơi vào Overtrading. Hầu hết các nhà đầu tư đều sẽ có giai đoạn dễ rơi vào Overtrading khi thua lỗ hoặc tâm lý muốn gỡ lại khi chịu lỗ.

Cách hạn chế Overtrading

Lập kế hoạch giao dịch

Kế hoạch giao dịch dễ bị nhà đầu tư bỏ qua, tuy nhiên khi áp dụng kế hoạch giao dịch vào thực hành cụ thể mới thấy được hiệu quả kiểm soát quá trình giao dịch của công cụ này.

Nhà đầu tư có thể tham khảo kế hoạch PEAR để tự tin giao dịch mà không lo sợ bị thua lỗ:

– Lập kế hoạch giao dịch

– Thực hiện giao dịch

– Phân tích kết quả đạt được

– Xác định hiệu quả kế hoạch

Kế hoạch sẽ hạn chế được việc nhà đầu tư để tâm lý lấn át hoặc quyết định dựa trên cảm tính và số đông.

Lựa chọn thời gian giao dịch cao

Cám dỗ lợi nhuận một cách nhanh chóng khiến nhà đầu tư dễ dàng sa vào lựa chọn giao dịch tại khung thời gian thấp nhưng giao dịch càng nhiều tại khung thời gian ngắn thì thua lỗ càng cao.

Với điều này, nhà đầu tư nên chọn khung thời gian thích hợp, ví dụ như khung D1 và sau đó điều chỉnh khung thời gian cho phù hợp để giao dịch hiệu quả hơn.

Đặt số lượng mục tiêu giao dịch hàng ngày

Có con số giao dịch cụ thể giúp nhà đầu tư có giới hạn để cân nhắc khi giao dịch, tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc cố định con số này để tránh bỏ lỡ cơ hội.

Thiết lập tư duy dài hạn

So với tư duy ngắn hạn và muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng, kế hoạch dài hạn sẽ giúp kiếm lời tốt nhất, không lãng phí thời gian và tài nguyên của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư muốn có tư duy dài hạn cần làm đúng theo kế hoạch đã đầu ra mới nhận được kết quả như mong muốn.

Về cơ bản, Overtrading dễ gặp ở hầu hết các nhà đầu tư với các biểu hiện, nguyên nhân kể trên. Nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh overtrading và đưa ra quyết định chính xác hiệu quả hơn.

Leave A Comment

Bài viết khác

Xem thêm các bài viết khác

Contact Me on Zalo