VC FUTURES
  • 1 Ng. 18 P. Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NGÀY 29/04/2025

TỔNG HỢP TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý
Thị trường Mỹ: S&P 500 tăng 5 phiên liên tiếp, nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát và việc làm trong tuần.

Trung – Mỹ: Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận có liên lạc với Mỹ, mâu thuẫn với tuyên bố của ông Trump.

Châu Âu: Thị trường tăng nhẹ do nhà đầu tư cân nhắc báo cáo thu nhập.

Top FDI Q1/2025: Bắc Ninh, Hà Nội và TP.HCM dẫn đầu thu hút FDI.

Xu hướng toàn cầu: Bắc Á, Trung Đông, Nam Á và Mỹ Latinh là điểm nóng FDI mới.

Canada: Điều tra chống bán phá giá thép cuộn nhập từ Việt Nam.

Bộ Tài chính: Đề xuất áp thuế thu nhập chuyển nhượng BĐS theo thời gian nắm giữ.
DIỄN BIẾN TRONG PHIÊN
Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ chứng kiến diễn biến giằng co trên sàn HOSE. Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,5 điểm (-0,04%), lùi về mốc 1.226,3 điểm. Toàn sàn ghi nhận 226 mã tăng và 274 mã giảm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 675,9 triệu đơn vị, tương ứng 15.534,2 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% về giá trị so với phiên liền trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 114,2 triệu cổ phiếu, tương đương 3.394,7 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (bluechip) tiếp tục phân hóa mạnh. SAB là mã đáng chú ý nhất khi giảm sâu 6,1% xuống 49.100 đồng, còn VJC mất 3,5%, lùi về 86.000 đồng. Một số mã khác như VCB, SSI, HPG, MBB, SHB, SSB, BCM ghi nhận mức giảm nhẹ từ 0,4% đến hơn 1,2%. Đặc biệt, VIC có thời điểm mất hơn 6%, nhưng sau đó hồi phục về giá tham chiếu 68.000 đồng khi đóng cửa.

Thanh khoản cao nhất phiên thuộc về SHB, với khối lượng khớp lệnh vượt 53 triệu đơn vị – dẫn đầu toàn thị trường. Trong nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ, loạt mã như TDH, TCO, DC4, DCL, VSC ghi nhận mức tăng trần. Riêng VSC khớp lệnh hơn 11,8 triệu cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, xuất khẩu tiếp tục thể hiện tích cực với các mã như HQC, DXS, LDG, TTA, MSH, YEG, DXG, GMD, HAH, FIR, TDC, với biên độ tăng 3% – 6%.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có thời điểm bật tăng mạnh trong phiên chiều, nhưng áp lực chốt lời khiến chỉ số thu hẹp đà tăng. Kết phiên, HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,23%) lên 221,94 điểm, với 77 mã tăng và 80 mã giảm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,7 triệu đơn vị, giá trị 708,4 tỷ đồng, cùng 4,4 triệu cổ phiếu thỏa thuận, trị giá 57,3 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu giảm nhẹ như IDC, CEO, PVS, MBS, NRC, trong khi các mã như AAV, VFS, NAG, MBG tăng giá, với MBG chạm trần ở mức 3.100 đồng. Mã có thanh khoản cao nhất sàn là SHS, đạt hơn 5,7 triệu đơn vị, đứng giá tham chiếu.

Sàn UpCoM giằng co quanh mốc tham chiếu cả phiên. Kết phiên, chỉ số UpCoM-Index tăng nhẹ 0,17 điểm (+0,19%) lên 92,42 điểm. Tổng khối lượng đạt hơn 31,7 triệu cổ phiếu, giá trị 384,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận bổ sung 1,02 triệu đơn vị, tương ứng 55,4 tỷ đồng.

Các mã giao dịch sôi động có HNG, DDV tăng điểm, trong khi AAH, SBS, MSR, VAB điều chỉnh giảm. Một số mã khác như BCR, BVB giữ giá tham chiếu.
KHUYẾN NGHỊ THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co tại ngưỡng kháng cự quan trọng. Trong xu hướng hiện tại, nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu và chỉ bán ra khi có những biến động bất thường. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc mua các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt khi thị trường điều chỉnh.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Thị trường ngô
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tiếp tục giảm trong phiên thứ Hai, chủ yếu do ảnh hưởng tiêu cực từ giá lúa mì yếu cùng với tiến độ gieo trồng thuận lợi tại Mỹ.

Theo khảo sát của Reuters trước báo cáo tiến độ mùa vụ từ USDA, tính đến Chủ nhật vừa qua, khoảng 25% diện tích ngô đã được gieo trồng, tăng mạnh so với mức 12% một tuần trước đó.
Thị trường cũng chịu sức ép từ việc kỳ vọng tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang dần suy yếu. Chốt phiên, hợp đồng ngô tháng 7 CBOT (CN25) ghi nhận giảm 2,25 cent, còn 4,8325 USD/giạ.

Thị trường đậu tương
Trái ngược với xu hướng của ngô và lúa mì, giá đậu tương kỳ hạn trên CBOT tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, được hỗ trợ bởi tâm lý kỳ vọng vào chính sách nhiên liệu sinh học sắp được chính phủ Mỹ công bố.

Các nhà giao dịch cho biết, bất chấp lo ngại từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đậu tương vẫn hồi phục sau đà giảm đầu phiên. Theo ước tính, đến hết ngày Chủ nhật, khoảng 17% diện tích đậu tương tại Mỹ đã được gieo trồng, so với mức 8% của tuần trước.

Đóng cửa, hợp đồng đậu tương tháng 7 CBOT (SN25) tăng 3,25 cent lên 10,6205 USD/giạ.
Giá dầu đậu nành tháng 7 (BON25) cũng tăng 0,65 cent, đạt 50,46 cent/pound, trong khi giá bột đậu nành tháng 7 (SMN25) giảm 2,60 USD xuống còn 295,90 USD/tấn ngắn.
CƠ HỘI GIAO DỊCH
Sau khi giảm mạnh như chúng tôi dự báo, hợp đồng tương lai ngô đang có dấu hiệu về lại vùng hỗ trợ. Với tín hiệu hiện tại, nhà đầu tư có thể cân nhắc BUY để kiểm lợi nhuận.
+Giá BUY: 473
+Target: 482
+SL: 470

Hợp đồng tương lai đậu tương đang giao dịch ở vùng cản. Chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng có xu hướng yếu dần. Với bối cảnh này, nhà đầu tư có thể canh SELL để kiếm lợi nhuận.
+SELL: 1059
+Target: 1051
+SL: 1062

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Phòng phân tích – Công ty cổ phần VC Futures. Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VC Futures. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo.

VC Futures không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán. Thông tin trình bày trong báo cáo dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố song VC Futures không chịu trách nhiệm hay bảo đảm nào về tính chính xác, tính đầy đủ, tính kịp thời của những thông tin này cho bất kỳ mục đích cụ thể nào.

Leave A Comment

Bài viết khác

Xem thêm các bài viết khác

Contact Me on Zalo