VC FUTURES
  • 1 Ng. 18 P. Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NGÀY 28/04/2025

TỔNG HỢP TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý
Tăng 4 phiên liên tiếp, S&P 500 vọt hơn 4% trong tuần.

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa vì chính sách thuế quan.

Trung Quốc: “Đàm phán chưa có, nói gì đến thỏa thuận”.

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với chính quyền Tổng thống Trump.

Shein tăng sốc giá bán tại Mỹ, có sản phẩm tăng 377%.

TP Hồ Chí Minh đề xuất phương án sắp xếp bộ máy khi tổ chức chính quyền 2 cấp.

Metro TP.HCM – Cần Giờ mà Vingroup muốn đầu tư: Tuyến đầu tiên 50km đi chỉ 16 phút.

Dù khó khăn, Việt Nam vẫn có tiềm năng ở thị trường dược ASEAN, gấp 3,5 lần Thái Lan.

“Đệ nhị thiên sơn” miền Nam Việt Nam: Kêu gọi đầu tư dự án gần 18 tỷ đồng.

Viettel, VNPT được Thủ tướng giao nghiên cứu dự án đặc biệt tại “siêu dự án” đường sắt tỷ USD.
DIỄN BIẾN TRONG PHIÊN
Trạng thái giằng co tiếp tục được thị trường chứng khoán duy trì trong phiên giao dịch chiều 28/4. Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.226,80 điểm, giảm 2,43 điểm so với tham chiếu. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 14.150 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước.

Lực cầu suy yếu khiến sắc đỏ lan rộng. Trên sàn HoSE, số lượng cổ phiếu giảm điểm lên tới 262 mã, áp đảo so với 79 cổ phiếu đứng giá và 235 cổ phiếu tăng giá. Trên sàn HNX và UPCoM, diễn biến có phần tích cực hơn khi sắc xanh vẫn chiếm ưu thế. Cụ thể, sàn HNX có 79 mã giảm trong khi có 61 mã tham chiếu và 89 mã tăng. Trên UPCoM, có 139 mã giảm,69 mã tham chiếu và 163 mã tăng.

Trong rổ VN30, VHM là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi mất hơn 6% so với tham chiếu. Đáng chú ý, đà giảm của cổ phiếu chỉ diễn ra sau phiên ATC. Ngoài VHM, các blue chip khác như FPT, VJC, VNM, PLX, GVR,.. cũng giảm từ 1% – 2%. Áp lực giảm điểm của nhóm này đã lấy đi hơn 7,1 điểm của chỉ số Vn-Index. 

Ở chiều ngược lại, SAB là cổ phiếu tích cực nhất khi vươn lên dẫn đầu với mức tăng hơn 3%, theo sau là SSB với mức tăng 2,76%. Cùng với LPB, VIC, VRE, HDB,.. các cổ phiếu này đã đóng góp hơn 3,6 điểm vào chiều tăng của thị trường.

Dòng tiền trong phiên giao dịch hôm nay có xu hướng rời bỏ nhóm blue chip chuyển dịch sang nhóm penny, đẩy các cổ phiếu DRH, LGC, HAP, DXV, VSI, TYA, AGM,… tăng kịch biên độ.  Ở nhóm chứng khoán, ORS và WSS tiếp tục duy trì trạng thái tích cực với mức tăng từ 4% – 8%. Các mã khác như BSI, FTS, HCM, VND… có phần khởi sắc hơn phiên sáng với mức tăng từ 1% – 3%.

Tại nhóm bất động sản, ngoại trừ biến động bất thường của VHM, xu hướng phân hóa vẫn tiếp tục duy trì. NVL dẫn đầu đà tăng với mức tăng 5,53%, trong khi các mã như QCG, HQC, CRE, NTL… ghi nhận mức tăng nhẹ quanh 1%. Ở chiều ngược lại, PDR, NLG, KDH, TCH và DXS giảm từ 1% đến 3%.

Tại nhóm thép, HPG – cổ phiếu đầu ngành – là mã duy nhất ghi nhận sắc đỏ, giảm nhẹ 0,19% so với tham chiếu. Ngược lại, các cổ phiếu khác như TVN, NKG, HSG và VGS tiếp tục giữ vững đà tăng từ 1% đến 3%.

Đối với nhóm công nghệ, cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Viettel cho thấy dấu hiệu suy yếu. VTP chỉ còn tăng hơn 2%, trong khi CTR và VGI đóng cửa gần như không đổi so với tham chiếu. Các mã khác như FOC, FOX, CMG ghi nhận biến động trái chiều, với mức tăng hoặc giảm dao động từ 1% đến 5%.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, dệt may, thủy sản và cao su đã có dấu hiệu suy yếu rõ ràng hơn trong phiên chiều. Thanh khoản của các cổ phiếu này thấp hơn mức trung bình 20 phiên, mức giảm dao động từ 1% – 3%.
KHUYẾN NGHỊ THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co tại ngưỡng kháng cự quan trọng. Trong xu hướng hiện tại, nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu và chỉ bán ra khi có những biến động bất thường. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc mua các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt khi thị trường điều chỉnh.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Thị trường ngô
Giá ngô kỳ hạn trên CBOT phiên thứ Sáu biến động trái chiều, chủ yếu do hoạt động giao dịch chênh lệch giá giữa các kỳ hạn gần và kỳ hạn xa. Cụ thể, hợp đồng ngô tháng 7 (CN25) tăng 1,05 cent, đóng cửa ở mức 4,8505 USD/giạ, trong khi hợp đồng ngô tháng 9 (CU25) giảm nhẹ 3/4 cent xuống còn 4,4575 USD/giạ.

Theo nhóm Commodity Weather Group, dự báo thời tiết khô ráo hơn trong vài tuần tới tại một số khu vực Trung Tây Mỹ có thể giúp đẩy nhanh tốc độ gieo trồng ngô vụ xuân.
Trong khi đó, theo Nikkei, Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tăng cường nhập khẩu ngô từ Hoa Kỳ, như một phần trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thuế quan song phương.

Thị trường đậu tương
Giá đậu tương kỳ hạn trên sàn CBOT giảm phiên thứ Sáu, khi các nhà giao dịch rút lui khỏi thị trường trong bối cảnh bất ổn thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Hợp đồng đậu nành giao tháng 7 (SN25) giảm 2,75 cent, chốt ở 10,5925 USD/giạ. Giá dầu đậu nành tháng 7 (BON25) giảm 0,26 cent, dừng tại 49,81 cent/pound. Trong khi đó, bột đậu nành giao tháng 7 (SMN25) tăng 1,80 USD, lên mức 298,50 USD/tấn ngắn.

Theo các nhà phân tích, tâm lý thận trọng trước cuối tuần đã khiến dòng vốn rút khỏi thị trường. Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng các cuộc đàm phán thuế quan với Trung Quốc đang diễn ra, tuy nhiên, Bắc Kinh đã nhanh chóng phủ nhận thông tin này, làm dấy lên lo ngại mới về triển vọng thỏa thuận thương mại.

Dù Trung Quốc đã miễn thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, nhưng đậu tương vẫn chưa nằm trong danh sách miễn thuế, theo các doanh nghiệp liên quan. Về triển vọng gieo trồng, các chuyên gia dự báo rằng điều kiện ẩm ướt tại miền Nam Trung Tây và khu vực Delta trong tuần tới có thể làm chậm tiến độ, nhưng thời tiết tại phần lớn Trung Tây được kỳ vọng sẽ thuận lợi hơn trong khung thời gian từ 11 đến 15 ngày tới.
CƠ HỘI GIAO DỊCH
Sau khi giảm mạnh như chúng tôi dự báo, hợp đồng tương lai ngô đang có dấu hiệu về lại vùng hỗ trợ. Với tín hiệu hiện tại, nhà đầu tư có thể cân nhắc BUY để kiểm lợi nhuận.
+Giá BUY: 473
+Target: 482
+SL: 470

Hợp đồng tương lai đậu tương đang giao dịch ở vùng cản. Chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng có xu hướng yếu dần. Với bối cảnh này, nhà đầu tư có thể canh SELL để kiếm lợi nhuận.
+SELL: 1054
+Target: 1048
+SL: 1056

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Phòng phân tích – Công ty cổ phần VC Futures. Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VC Futures. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo.

VC Futures không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán. Thông tin trình bày trong báo cáo dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố song VC Futures không chịu trách nhiệm hay bảo đảm nào về tính chính xác, tính đầy đủ, tính kịp thời của những thông tin này cho bất kỳ mục đích cụ thể nào.

Leave A Comment

Bài viết khác

Xem thêm các bài viết khác

Contact Me on Zalo