VC FUTURES
  • 1 Ng. 18 P. Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NGÀY 09/04/2025

TỔNG HỢP TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý
Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ giữa lúc căng thẳng với Mỹ leo thang.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4).
Châu Âu lên “kịch bản” áp thuế 25% đáp trả Mỹ.

Goldman Sachs nâng tỷ lệ suy thoái kinh tế Mỹ lên 45%.

FTSE Russell vừa công bố báo cáo phân loại thị trường với việc giữ nguyên Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2.

Standard Chartered giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm 2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I tăng 7,8% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 2020.

FDI quý I/2025 tăng gần 35%, cao nhất 5 năm qua.
DIỄN BIẾN TRONG PHIÊN
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch ngày 9/4, khi lực bán vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Kết phiên, VN-Index giảm thêm 38,49 điểm, tương đương mức giảm 3,40%, lùi về mốc 1.094,30 điểm. Dù mức giảm không còn quá sốc như phiên trước đó, nhưng việc chỉ số tiếp tục lao dốc trong bối cảnh thanh khoản lên tới hơn 32.400 tỷ đồng.

Thanh khoản tăng khoảng 30%, tuy nhiên dòng tiền vẫn bị rút ra khỏi thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ tư liên tiếp, tổng giá trị gần 280 tỷ đồng.

Chỉ số VN30, đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cũng không tránh khỏi đà suy yếu khi giảm 28,83 điểm, tương đương 2,41%, còn 1.168,68 điểm. Số lượng cổ phiếu giảm giá trong rổ này vẫn chiếm áp đảo, dù đã bắt đầu xuất hiện lực cầu tại một vài mã lớn. Giao dịch toàn rổ VN30 đạt tới 711,8 triệu cổ phiếu với giá trị gần 18.888 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tiếp tục bị kéo lùi khi giảm 8,47 điểm (4,21%) xuống còn 192,58 điểm, trong khi UPCoM-Index gần như đi ngang khi chỉ mất nhẹ 0,09 điểm (0,10%), dừng ở 84,41 điểm. Dù vậy, mức thanh khoản trên cả hai sàn này vẫn duy trì ở ngưỡng cao với tổng giá trị giao dịch hơn 2.900 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến chỉ số trong phiên này khá khiêm tốn, với sự trở lại của một vài trụ cột như VIC tăng 3,45%, VHM tăng 3,19%, SAB tăng 3,52%, cùng với VRE và LPB cũng hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, mức cộng điểm của cả 5 mã này cũng chỉ dừng lại ở khoảng hơn 4 điểm, quá nhỏ để có thể cứu vãn đà lao dốc của chỉ số.

Ngược lại, nhóm ngân hàng và dầu khí tiếp tục là tâm điểm của áp lực bán, kéo chỉ số đi xuống. VCB giảm 5,91%, lấy đi 6,4 điểm khỏi VN-Index, trong khi CTG, BID, HPG và GAS đồng loạt giảm từ 3% đến gần 7%, khiến chỉ số mất thêm hơn 8 điểm.

Nhóm dầu khí điều chỉnh khi toàn ngành để mất tới 7%, trong đó các mã lớn như GAS, PVD, PVS, PLX đều giảm sát sàn, riêng PVS mất gần 10%.

Tài nguyên cơ bản và hóa chất lần lượt giảm 6,79% và 6,01%. Những cái tên mất điểm như HPG, HSG, NKG, GVR, DGC hay DPM và một số mã như MSR, MTA, MVB, VGS hay GDA giảm sâu từ 10% đến gần 15%, đánh dấu mức điều chỉnh mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay của nhóm nguyên vật liệu. Trong khi đó, ngành dịch vụ tài chính cũng không khá hơn khi lùi 5,99%, với loạt mã như SSI, VND, VCI, HCM, SHS, BVS đồng loạt giảm kịch biên độ.

Nhóm ngân hàng tiếp tục mất phong độ khi giảm 3,39%. Các cổ phiếu lớn như VCB, CTG, BID, EIB, HDB, VPB đều chìm trong sắc đỏ, chỉ một vài cái tên như LPB, SGB, SSB, NAB đi ngược xu hướng.
Đáng chú ý, nhóm bất động sản có phần giảm nhẹ hơn so với mặt bằng chung khi chỉ lùi 0,92%, nhờ sự bứt phá đáng kể từ VIC, VHM và VRE với mức tăng lần lượt 3,45%, 3,19% và 2,86%, qua đó góp phần níu giữ chỉ số VN-Index khỏi một phiên giảm quá sâu. Tuy nhiên, đằng sau ánh sáng le lói ấy, phần lớn các mã mid-cap như KDH, DXG, PDR, DIG hay HQC vẫn giảm sàn la liệt.

Một số nhóm ngành khác cũng không tránh khỏi vòng xoáy điều chỉnh như xây dựng – vật liệu (-3,51%), thực phẩm – đồ uống (-1,71%) hay bán lẻ (-5,17%), với loạt cổ phiếu như HBC, CTD, MWG, DGW, VNM, MSN, MPC, IDI đồng loạt điều chỉnh.

Điểm sáng hiếm hoi trong phiên đến từ một vài mã nhỏ thuộc nhóm ngành công nghiệp và thực phẩm khi STW tăng 12,5%, SGC tăng 8,87%, VFS tăng 7,5% hay WSB tăng hơn 7%, tuy nhiên ảnh hưởng tới chỉ số chung là không đáng kể.
KHUYẾN NGHỊ THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán ghi nhận mức sụt giảm nhẹ về điểm số, tuy nhiên rủi ro đã tăng lên đáng kể. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang ở vùng kháng cự và đã xác nhận hình thành mẫu hình nến Evening Star – Nến cảnh báo đảo chiều. Đồng thời, lực bán trong ngày hôm nay cũng đã gia tăng đáng kể trên toàn thị trường. Khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh bán ròng với giá trị cao hơn 3 lần so với phiên thứ Sáu tuần trước.

Với bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư cân nhắc chốt lời cổ phiếu để bảo toản lợi nhuận, đồng thời SHORT hợp đồng tương lai để có thể phòng ngừa rủi ro.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Giá ngô

Giá ngô tương lai trên CBOT cũng tăng trong phiên đầu tuần, chủ yếu do giới đầu tư điều chỉnh kỳ vọng trước báo cáo cung – cầu dự kiến công bố ngày thứ Năm tới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), và ảnh hưởng từ mưa lớn tại Trung Tây. Hợp đồng ngô tháng 5 (CK25) tăng 4,5 cent, lên mức 4,69 USD/giạ.

Theo khảo sát của Reuters, USDA có thể sẽ công bố lượng tồn kho ngô cuối kỳ tại Mỹ trong khoảng từ 1,405 đến 1,605 tỷ giạ, trong khi tồn kho toàn cầu được ước tính dao động từ 286,3 đến 290 triệu tấn.
Maxar – tổ chức dự báo thời tiết nông nghiệp ghi nhận lượng mưa dồn dập tại các bang phía Nam Trung Tây, vùng Delta và Đông Nam Mỹ đã làm chậm quá trình gieo trồng ngô đầu vụ.

Giá đậu tương

Giá đậu tương tăng trở lại trong phiên thứ Ba sau khi chạm mức thấp nhất trong vòng bốn tháng vào đầu tuần, nhờ hoạt động giao dịch kỹ thuật và điều chỉnh từ nhà đầu tư. Đậu tương tháng 5 (SK25) tăng 9,75 cent, lên mức 9,9275 USD/giạ. Giá bột đậu tương tháng 5 (SMK25) tăng 2,60 USD, đạt 291 USD/tấn ngắn. Trong khi đó, dầu đậu nành tháng 5 (BOK25) giảm nhẹ 0,21 cent, còn 44,94 cent/pound.

Diễn biến giá chịu tác động lớn từ những động thái ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến chính sách thuế. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố duy trì mức thuế 34% đối với hàng hóa Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức cảnh báo sẽ nâng thuế nhập khẩu lên 104% kể từ nửa đêm thứ Ba.
Khảo sát của Reuters cho thấy, thị trường kỳ vọng báo cáo USDA sẽ cho thấy lượng tồn kho đậu tương cuối kỳ tại Mỹ vào khoảng 0,320 – 0,405 tỷ giạ, trong khi tồn kho toàn cầu vào khoảng 121 – 123 triệu tấn.
CƠ HỘI GIAO DỊCH
Trong ngày hôm qua, hợp đồng tương lai đậu tương đã giảm sau khi chạm ngưỡng cản như chúng tôi đã nhận định. Tuy nhiên, lực bán này không quá mạnh và giá cũng không giảm quá sâu. Với bối cảnh hiện tại, chúng tôi cho rằng phe mua đã tham gia và xu hướng dự báo sắp tới sẽ tăng.
+Buy: 998
+Target: 1020
+Stoploss: 995
CƠ HỘI GIAO DỊCH
Trong ngày hôm qua, hợp đồng tương lai ngô hiện đang giao dịch ở vùng kháng cự. Đây là vùng kháng cự tương đối mạnh, bởi trong quá khứ giá đã nhiều lần giảm khi lên tới vùng này. Nhà đầu tư có thể SELL tại đây.
+SELL: 470
+Target Price: 460
+ Stoploss: 472
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Phòng phân tích – Công ty cổ phần VC Futures. Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VC Futures. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo.

VC Futures không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán. Thông tin trình bày trong báo cáo dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố song VC Futures không chịu trách nhiệm hay bảo đảm nào về tính chính xác, tính đầy đủ, tính kịp thời của những thông tin này cho bất kỳ mục đích cụ thể nào.

Leave A Comment

Bài viết khác

Xem thêm các bài viết khác

Contact Me on Zalo